Cây mã đề là loại cây thuốc dân gian rất phổ biến, một loại rau dại ở các vùng quê Việt Nam và được sử dụng thường xuyên trong những bài thuốc chữa bệnh thông thường.
Theo Y học Cổ truyền, cây mã đề hay còn được gọi là “mã tiền xá”, có tên khoa học là Plantago asiatica. Cây thuộc nhóm cây thân thảo và sống lâu năm. Mã đề là loài rau dại thân cỏ sống lâu năm trong tự nhiên. Ta có thể tìm thấy loại rau này ở ven đường, ven bìa rừng núi.
Cây mã đề phát triển tốt trong môi trường nhiều dinh dưỡng, đặc biệt là đất ẩm thì lá và bông càng lớn. Có thể thu hái lá thảo dược này quanh năm, hong khô và sử dụng như trà. Loại rau dại này được xem như thuốc hỗ trợ chữa lành tổn thương của cơ thể thông qua cơ chế hút độc, đào thải ra bên ngoài, đóng góp không nhỏ cho bộ máy tiêu hóa, hô hấp và bài tiết. Là một loại rau dại lành tính, mã đề cũng là một món ăn thông dụng trong thực đơn của gia đình thuần nông Việt Nam.
Cây mã đề rất giàu chất dinh dưỡng như beta carotene, canxi, vitamin C và K, các dưỡng chất thực vật như allantoin, apigenin, aucubin, baicalein, axit oleanolic, sorbitol và tanin. Toàn thân chứa một glucozit gọi là aucubin hay rinantin, ngoài ra còn chất nhày và chất đắng.
Beta carotene giúp tăng cường thị lực và hỗ trợ chống lại ung thư. Canxi giúp xương chắc khỏe và là một yếu tố cần thiết để ổn định hệ thần kinh. Vitamin C giúp hỗ trợ ngừa lại ung thư và giảm căng thẳng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Vitamin K cần thiết cho máu và sự vững chắc của mạch máu. Các hoạt chất này đều tương tác với nhau rất tốt để mang lại một cơ thể lành mạnh cho con người.
Ít ai biết loại rau dại này khi nấu canh thì ăn rất ngon, mát và vào cơm, đặc biệt trong những ngày hè nóng bức. Lá mã đề hái từ vườn về rửa sạch, bạn chú ý hái ở những nơi sạch sẽ. Đảo thịt lợn băm với chút hành khô rồi thêm nước vào, thêm mã đề vào sau cùng rồi nấu chín kỹ là ăn được. Canh bông mã đề ăn rất mát, có vị ngọt bùi dễ ăn.
Cây mã đề thường mọc hoang và được trồng để sử dụng như rau sống ăn kèm ở nhiều nơi. Mã đề được trồng bằng hạt, ưa nơi ẩm ướt và đất thịt, mềm. Cây thường được trồng vào mùa thu và mùa xuân, tuy nhiên phát triển tốt nhất vào mùa thu.
Không chỉ ăn rất ngon mà cây bông mã đề còn có tác dụng tốt cho sức khỏe trong mùa nắng nóng. Mã đề có vị ngọt, tính hàn có tác dụng thanh nhiệt, làm thông thoáng mồ hôi, sáng mắt, làm sạch phong nhiệt ở phổi và làm tiêu tắc nghẽn.
Mã đề được coi là vị thuốc quý trong Đông Y
Trong dân gian từ lâu cây mã đề đã được biết đến là một loại thuốc nam có nhiều công dụng. Y học hiện đại cũng nghiên cứu và chiết xuất các thành phần trong mã đề để làm thuốc trị bệnh.
Các thành phần trong cây mã đề được biết đến là có rất nhiều tác dụng hữu ích cho chức năng lợi tiểu, lợi mật, chống viêm, tiêu đờm, chống ho, giảm kiết lỵ,…
Trong dân gian, mã đề được dùng làm bài thuốc chữa các bệnh về đường tiểu, nhất là viêm đường tiết niệu. Làm thuốc chữa ho, viêm phế quản, trừ đờm viêm thận, viêm bàng quang, sỏi tiết niệu, viêm gan mật, viêm loét dạ dày tá tràng,… Có thể thấy, đây là vị thuốc có rất nhiều tác dụng về điều trị bệnh thường gặp.
Những lưu ý khi dùng cây mã đề
Chuyên gia khuyến cáo, người dân không thể sử dụng tùy tiện cây mã đề để giải khát. Theo lương y Bùi Hồng Minh, loại cây này có tác dụng lợi tiểu nhưng điều đó cũng mang lại tác dụng không mong muốn cho người sử dụng. Chuyên gia từng gặp một trường hợp bà cho cháu uống mã đề để trị rôm sảy khiến cháu rơi vào tình trạng mất nước do đi tiểu quá nhiều.
Do đó, lương y khuyến cáo mã đề không phải là loại cây thuốc dùng kéo dài. Loại cây này cũng được xếp vào loại cây dược liệu, khi dùng cần phải có định lượng, thời gian nhất định.
Đặc biệt, người đi tiểu nhiều, trẻ nhỏ thường xuyên tiểu dầm không nên dùng nước mã đề sẽ kích thích bàng quang đi tiểu nhiều lần. Phụ nữ đang mang thai trong 3 tháng đầu không nên dùng nước mã đề uống có thể dẫn tới sảy thai. Người thận yếu, suy thận mạn tính tuyệt đối không nên dùng loại cây này. Người khỏe mạnh hạn chế sử dụng nước mã để vào buổi tối để tránh phải dậy đi tiểu vào ban đêm.
Theo chuyên gia này, khi dùng nước cây mã đề làm nước uống, người dân chỉ nên dùng với liều lượng nhỏ ngày 1-2 ly (150 ml) dùng 4-5 ngày dừng. Khi uống loại nước này, cần chú ý tránh các loại chất kích thích cà phê, rượu, bia, gia vị nóng.
Một số bài thuốc hay và đơn giản từ cây mã đề có thể tham khảo
– Da nổi mụn do gan nóng dùng cây má đề nấu với thịt lợn băm nhỏ, nêm mắm, muối vừa đủ nấu thành canh ăn trong 6-7 ngày.
– Bí tiểu, tiểu buốt dùng lá má đề, râu ngô sắp uống nhiều lần trong ngày uống khi nào hết bí tiểu, tiểu buốt thì dừng.
– Đại tiện ra máu do nóng trong dùng lá mã đề, cỏ mực (cỏ nhọ nồi) rửa sạch xay nhuyễn vắt nước uống khi bụng đói.
– Trẻ bị mụn nhọt, chốc lở dùng mã đề rửa sạch nấu canh với giò sống ăn sẽ giúp nhanh
Tiểu Phi (t/h theo Dân Việt, Zing)